NGHIÊN CỨU

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương

Trang chủ >> Nghiên cứu

Ngành công thương Tỉnh Trà Vinh triển khai thực hiện kế hoạch năm 2024

13/03/2024

Theo Báo cáo của Sở Công Thương Trà Vinh số 06/BC-SCT ngày 03/1/2024 về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023, dự báo tình hình triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024 của ngành Công Thương như sau:

I. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của ngành Công Thương năm 2023

1. Sản xuất công nghiệp

Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có chuyển biến rõ nét và tăng trưởng ở các nhóm ngành. Trong đó, ngành Sản xuất và phân phối điện là ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, chiếm tỷ trọng chi phối trong cơ cấu; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò quan trọng và khá ổn định trong từng giai đoạn phát triển. Một số sản phẩm có giá trị gia tăng cao như: Điện sản xuất, bộ truyền dẫn điện ô tô, túi xách các loại, tôm đông lạnh,.. nhiều sản phẩm trước đây gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, sản lượng giảm, nay sản xuất tăng khá so với cùng kỳ, các sản phẩm khác duy trì sản xuất ổn định; Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 26,08% so cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 35.147,72 tỷ đồng, tăng 13,82% so cùng kỳ, vượt 3,79% kế hoạch.

2. Hoạt động thương mại

Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng tốt, cuối năm ước đạt 56.180,77 tỷ đồng, tăng 15,05% so với cùng kỳ, vượt 7,08% so kế hoạch. Công tác bình ổn, dự báo thông tin thị trường được triển khai kịp thời, thị trường các mặt hàng thiết yếu cơ bản ổn định, đảm bảo nguồn cung phục vụ tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp; sức mua hàng hóa tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi tăng cao, tập trung nhiều vào các tháng cận Tết Nguyên đán đầu năm và đầu tháng 9 (tháng tựu trường của học sinh); tổ chức và tham gia tốt các cuộc hội chợ, phiên chợ hàng Việt về nông thôn, các hoạt động kết nối cung - cầu hàng hóa trong và ngoài tỉnh; Thương mại điên tử ngày càng được chú trọng, phát triển trên nền tảng Internet và công nghệ số (Xây dựng phần mềm thực hiện đề án "Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Trà Vinh" và Ứng dụng di động (Mobile Application) cho Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh); hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt theo Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 03/3/2022 của UBND tỉnh thường xuyên được quan tâm và phối hợp triển khai đến các đơn vị kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh, khuyến khích thực hiện thủ tục thanh toán bằng cách chuyển khoản, quét mã QR, tạo thuận lợi trong giao dịch.

Về kim ngạch xuất nhập khẩu:  Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 430,86 triệu USD, giảm 4,81% so năm 2022 (Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như: Tôm đông lạnh, Túi xách, Bộ truyền dẫn điện dùng trong ôtô, Giày thành phẩm, Giày gia công, đá cắt, chế biến hạt đều, các sản phẩm từ dừa, gia công các sản phẩm nhựa, sắt, inox, mật hoa dừa, kẹo dừa sáp,…); Giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 777,78 triệu USD tăng 17,76% so năm 2022 (Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là Nguyên liệu phục vụ sản xuất cho các ngành: may mặc, viễn thông, túi xách, vật tư ngành in; máy móc thiết bị đầu tư tạo tài sản cố định; than đốt phục vụ các nhà máy Nhiệt điện)

3. Đánh giá chung

Bên cạnh những kết quả đạt được thì ngành Công Thương của tỉnh vẫn còn các hạn chế khó khăn: Một số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, sản xuất điện giảm trong những tháng đầu năm; 04 dự án điện gió chưa đi vào hoạt động kịp tiến độ; Chưa có cụm công nghiệp (CCN) nào hoàn thành, đưa vào hoạt động; Giá cả một số mặt hàng được điều tiết tăng/giảm như xăng dầu, gạo, tôm, dừa,.. tác động đến chi phí nguyên liệu đầu vào của một số nhóm ngành sản xuất, chế biến ở thời điểm nhất định; sự tham gia của các thành phần kinh tế vào chương trình khuyến công rất hạn chế, số lượng đề án đăng ký hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị thấp.

Nguyên nhân của các hạn chế, khó khăn trên là do nhu cầu phụ tải điện bị giảm, sản lượng điện của các Nhà máy 2, Nhà máy 3, Nhà máy 3 - mở rộng không huy động trong một khoảng thời gian dài từ giữa năm 2022 đến tháng 04/2023; Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 phải dừng tạm thời khi vừa mới được huy động, do thiếu nhiên liệu than. Ngoài ra các nhà máy còn thực hiện tiểu tu, đại tu theo kế hoạch. Giá cả một số hàng hóa tăng, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu, ảnh hưởng đến chi phí nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp ở từng thời điểm nhất định. Các dự án điện gió, dự án xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp triển khai chậm tiến độ. Một số doanh nghiệp đầu tư lớn chưa thật sự quan tâm đến nguồn kinh phí khuyến công; Công tác phối hợp thực hiện chương trình khuyến công ở một số địa phương chưa chặt chẽ, thụ động trong việc chỉ đạo, kiểm tra hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.

II. Dự báo tình hình và mục tiêu thực hiện năm 2024

1. Dự báo tình hình

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp Việt Nam đang khai thác có hiệu quả các Hiệp định FTA, cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) tiếp tục phát triển mạnh mẽ; Kinh tế xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, công nghiệp chế biến, chế tạo, tiểu thủ công nghiệp và thương mại có nhiều thuận lợi để phát triển, các dự án điện gió, dự án công nghiệp đang triển khai sớm hoàn thành đưa vào vận hành, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế -xã hội tiếp tục phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, tình hình thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức khó lường như cạnh tranh chiến lược, căng thẳng thương mại, xung đột vũ trang của một số nước trên thế giới,…sẽ tiếp tục tác động bất lợi đến tình hình kinh tế -xã hội của tỉnh, nhất là thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp. Trong tỉnh, kinh tế tăng trưởng thiếu ổn định, quy mô nền kinh tế, qui mô doanh nghiệp còn nhỏ, việc huy động khai thác tối đa công suất các nhà máy Nhiệt điện còn lệ thuộc nhiều yếu tố khách quan.

2. Mục tiêu chung:

Triển khai có hiệu quả các Chương trình, kế hoạch hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh và Chính phủ; Tạo điều kiện tốt cho các cơ sở, doanh nghiệp, HTX,.. tiếp cận được với các chính sách của Trung ương, chính sách của tỉnh, của ngành. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển; Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách TTHC, giảm phiền hà cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp; thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh, chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành.

3. Mục tiêu cụ thể:

Trong năm 2024, Sở Công Thương phấn đấu thực hiện đạt các chỉ tiêu cơ bản sau: (1) Giá trị sản xuất công nghiệp: Dự kiến đạt 40.345 tỷ đồng, tăng 14,07% so cùng kỳ 2023. (2) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: Dự kiến đạt 59.348 tỷ đồng, tăng 5,88% so cùng kỳ 2023. (3) Số hộ sử dụng điện dự kiến phát triển mới 3.600 hộ20, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,7%/tổng số hộ dân toàn tỉnh, trong đó tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn ước đạt 99%. (4) Thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn, đột xuất được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao.

III. Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

1. Thực hiện 06 nhiệm vụ trọng tâm, 03 nhiệm vụ đột phá: Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 27/6/2023 của UBND tỉnh về khắc phục những hạn chế, yếu kém và nâng cao chỉ số PCI năm 2023 và các năm tiếp theo, tập trung thực hiện tốt Chỉ số thành phần “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” thuộc lĩnh vực ngành công thương; Đưa vào khai thác phần mềm ứng dụng di động (Mobile App) Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh; Phối hợp các sở, ngành cải thiện tốt chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI), PAPI, PAR Index, duy trì Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI);Triển khai tốt Kế hoạch hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại năm 2024.

2. Thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KTXH: Duy trì thực hiện tốt Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển; tham mưu đề xuất giải quyết kịp thời những phản ánh kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực hoạt động của ngành, địa phương.

3. Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG): Tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia.Trong đó, tập trung hỗ trợ quyết liệt góp phần hoàn thành Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, liên quan đến các tiêu chí quản lý của Sở Công Thương; Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I, liên quan đến công tác phát triển chợ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá vùng đồng bào dân tộc.

4. Thực hiện cơ cấu, phát triển ngành: Tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng chuyển từ gia công chế biến sang sản xuất toàn bộ và tham gia sâu vào chuỗi giá trị, đặc biệt là công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông, thủy hải sản, tạo thành chuỗi liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Đồng thời, chú trọng mời gọi và hỗ trợ triển khai hiệu quả các dự án năng lượng mới, dự án đầu tư trong CCN. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, 20 Trong đó, số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn phát triển 800 hộ 11 kết nối, mở rộng phát triển thị trường. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Khai thác hiệu quả các Chương trình phát triển thương mại điện tử dựa trên nền tảng Internet và thiết bị di động; vận động doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh đăng tải, cung cấp sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước.

4.1. Lĩnh vực công nghiệp:

- Triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII; Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021-20230, tầm nhìn đến năm 2050; Tiếp tục hỗ trợ các dự án, công trình điện, cụm công nghiệp đảm bảo tiến độ. Phối hợp tham mưu mời gọi đầu tư các dự án phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, có lợi thế so sánh, giải quyết được nhiều việc làm, sản xuất hàng xuất khẩu. Kết hợp đổi mới nâng cao việc hỗ trợ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống theo hướng chú trọng chất lượng, khả năng cạnh tranh gắn với xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.

- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1809/QĐ-UBND ngày 06/9/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2025; Quyết định số 2960/QĐ-UBND ngày 13/8/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016-2025.

- Chủ động nắm chắc tình hình đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, kịp thời tham mưu cho cấp có thẩm quyền chỉ đạo khắc phục, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

- Xây dựng 04 kỳ chuyên mục Khuyến công và Xúc tiến thương mại; thực hiện 13 đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị; tổ chức 01 cuộc hội nghị tập huấn, tuyên truyền chính sách khuyến công, 02 lớp truyền nghề, 01 lớp khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp, 01 lớp tập huấn sản xuất sạch hơn; In ấn và cấp phát 2.000 tờ rơi tuyên truyền sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; Hỗ trợ tư vấn xây dựng, đăng ký nhãn hiệu; thuê tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói.

4.2. Lĩnh vực thương mại:

 - Triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Quyết định số 1142/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đặc biệt là các dự án thương mại đã tích hợp vào quy hoạch tỉnh.

- Quan tâm phát triển hạ tầng thương mại, góp phần thúc đẩy thị trường trong nước phát triển; phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, chú trọng khai thác các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới; Tham mưu UBND tỉnh ban hành: Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường năm 2024 và Tết Nguyên đán năm 2025; Quyết định công bố Danh mục địa điểm được tổ chức hội 12 chợ, triển lãm thương mại và lĩnh vực ưu tiên được tổ chức hội chợ, triển lãm năm 2025; Quy chế phối hợp quản lý nhà nước trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2024.

 - Tổ chức Đại hội Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lần thứ V nhiệm kỳ 2024-2029; Tiếp tục vận hành tốt Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng (1800-6838).

- Thực hiện tốt công tác Xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng phát triển thị trường: Tổ chức tốt các cuộc Hội chợ, Phiên chợ, Chương trình chợ khởi nghiệp và các sự kiện gắn với lễ hội Ok-Om-Bok trong tỉnh; Tham gia 09 cuộc hội chợ triển lãm thương mại, các sự kiện xúc tiến thương mại ngoài tỉnh, 10 cuộc hội nghị kết nối cung cầu, trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và các hoạt động xúc tiến thương mại nước ngoài; Xây dựng ấn phẩm tuyên truyền các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP cấp tỉnh; Tuyên truyền, giới thiệu quảng bá sản phẩm trực quan ngoài trời cổ động chương trình Hàng Việt lưu động tại các huyện, thị xã, thành phố, Chương trình tôn vinh sản phẩm - dịch vụ tỉnh Trà Vinh đạt chất lượng tốt được người tiêu dùng ưa thích.

 4.3. Về chuyển đổi số: Tiếp tục triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt. Khai thác hiệu quả hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu ngành Công Thương, phần mềm ứng dụng di động cho Sàn giao dịch thương mại của tỉnh (App Mobiel) phục vụ tốt công tác quản lý, chia sẻ thông tin, dữ liệu của ngành và giới thiệu, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết TTHC và chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý của ngành công thương.

 5. Tình hình thực hiện các đột phá chiến lược:

5.1. Phát triển hạ tầng năng lượng:

- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ nhà đầu tư tiếp tục thực hiện 04 dự án điện gió, công suất 344 MW, 01 dự án điện sinh khối công suất 25 MW, dự án nhà máy hydro xanh. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ các nhà máy Nhiệt điện trong Trung tâm Điện lực Duyên Hải phát huy hết công suất phát điện theo phân bổ (theo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với tỉnh Trà Vinh theo Thông báo số 460/TB-VPCP ngày 08/11/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), 05 dự án điện gió, điện mặt trời đã phát thương mại; tiếp tục phối hợp theo dõi, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện các thủ tục đầu tư dự án kho xăng dầu.

- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII (Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023).

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 173/KH-TU ngày 25/6/2020 của Tỉnh ủy về việc thực hiện thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ 13 Chính trị về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

5.2. Phát triển hạ tầng Cụm công nghiệp:

- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ nhà đầu tư sớm thực hiện hoàn thiện hạ tầng Cụm công Hiệp Mỹ Tây, Cụm công nghiệp Tân Ngại.

- Tiếp tục phối hợp với doanh nghiệp kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp vào Cụm công nghiệp Hiệp Mỹ Tây; đầu tư hạ tầng các Cụm công nghiệp được đưa vào quy hoạch tỉnh, phối hợp với huyện Càng Long xây dựng tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Bình Phú.

5.3. Phát triển hạ tầng thương mại:

Tiếp tục phối hợp với các Sở ngành tỉnh và địa phương tăng cường kêu gọi đầu tư phát triển siêu thị, trung tâm thương mại, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển mới các cửa hàng tiện lợi, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, kho xăng dầu, kho LPG, quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp chợ nhằm phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

6. Về công tác hội nhập quốc tế, quản lý xuất-nhập khẩu:

- Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, mở rộng phát triển thị trường và xuất khẩu; thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, kết nối hàng hóa, chú trọng triển khai các Hiệp định thương mại cho doanh nghiệp.

- Phối hợp sở, ngành, địa phương thực hiện các Hiệp định thương mại tự do theo: Quyết định số 282/QĐ-UBND ngày 28/8/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP) của tỉnh Trà Vinh; (2) Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ; (3) Quyết định số 1082/QĐ-UBND ngày 05/6/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) của tỉnh Trà Vinh; (4) Quyết định số 3000/QĐ-UBND ngày 21/8/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) tỉnh Trà Vinh.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các Chương trình bình ổn thị trường, các Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Chương trình tháng Khuyến mại tập trung Quốc gia do Bộ Công Thương, các tổ chức chính trị xã hội và tỉnh phát động.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 13/02/2023 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030; Quyết định số 1528/QĐ-UBND ngày 10/10/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023 - 2030./.

Trần Thị Thúy Hằng

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT

BÀI VIẾT KHÁC